Các Tính Chất Đặc Biệt Của Kim Cương
1) Độ cứng
Từ diamond có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp adamas, có nghĩa là vô địch. Kim cương là vật liệu cứng nhất trên trái đất. Nó đạt bậc 10 cao nhất trong thang độ cứng theo bảng chia độ Mohs, bảng đo độ cứng của vật liệu khoáng. Tiếp theo kim cương nhóm cương thạch (hồng ngọc, ngọc saphia) đạt độ cứng là 9. Dù chỉ khác nhau một độ nhưng kim cương cứng hơn 140 lần so với cương thạch. Sự cách biệt này giữa kim cương và cương thạch cho thấy sự khác nhau về độ cứng với các vật liệu khác trong thang độ từ 1 đến 9 khác nhau như thế nào.
Kim Cương Thiên Nhiên
2) Trọng lượng riêng
Kim cương khá nặng, có trọng lượng riêng là 3,51g/cm3. Nhờ tính chất này mà kim cương được lắng đọng lại ở lòng của những con sông, từ đó đã xuất hiện ra tên gọi phù sa châu báu. Trọng lượng riêng này là một trong những chỉ số cơ bản để xác định kim cương thật.
3) Độ dẫn nhiệt
Kim cương có độ dẫn nhiệt lớn hơn 6 lần so với đồng. Người ta ứng dụng tính chất này vừa để kiểm tra kim cương, nhờ tính dẫn nhiệt mà kim cương được sử dụng trong công nghệ nano.
4) Độ sáng, trong suốt
Độ trong suốt còn gọi là độ sạch được chia ra từ trong suốt cho đến đục, mờ nhạt. Người ta chỉ gắn những viên đá kim cương có độ trong suốt tốt nhất vào đồ kim hoàn trang sức. Những kim cương còn lại thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp, nơi mà không vật liệu nào khác thay thế được nó.
Kim Cương Thiên Nhiên
5) Phát huỳnh quang
Người ta áp dụng tính chất này để phân loại kim cương vào những năm 60 của thế kỷ 20. Mỗi viên kim cương được chiếu xạ bằng tia rơn-gen thì sẽ phát ra ánh sáng huỳnh quang, nhờ đó kim cương dễ dàng phân biệt được khỏi phần đất đá. Sự phát huỳnh quang của kim cương thông thường là màu xanh, có thể là màu trắng, màu tím, vàng, xanh lá cây hoặc màu da cam.
Thế Giới Trang Sức
6) Chỉ số khúc xạ
Chỉ số khúc xạ của kim cương là 2,417, nhờ độ khúc xạ này mà kim cương có được những hiện tượng lấp lánh quyến rũ đặc biệt. Người ta cũng dùng chỉ số khúc xạ để xác định kim cương thật.
7) Tán xạ
Tán xạ là tính chất quang học biểu thị tương quan phụ thuộc giữa chỉ số khúc xạ và các bước sóng ánh sáng khác nhau (có màu sắc khác nhau) của ánh sáng chiếu vào. Hiệu ứng màu sắc mà ta thấy được ở dải sáng phản chiếu ra từ viên kim cương là do tính chất tán xạ của kim cương. Kim cương có giá trị tán xạ thấp, khoảng -0,044. Đa số những đá quí tổng hợp có chỉ số khúc xạ tương đương có sự tán xạ cao hơn và màu sắc trong các viên đá này không được nổi bật so với kim cương tự nhiên.
8) Vẻ lung linh rực rỡ
Vẻ lung linh rực rỡ là do ánh sáng được phản nhiều lần qua các mặt của viên kim cương, tính chất này thấy rất rõ ở những viên kim cương được cắt theo nhiều giác cắt được tính toán kỹ lưỡng, đồng thời là kết quả của các tia chiếu sáng đúng góc độ từ bên ngoài vào kim cương. Số lượng phản xạ ánh sáng phụ thuộc vào số lượng mặt của kim cương, và kích thước lý tưởng của nó.
Thế Giới Trang Sức
9) Sắc độ của màu
Ánh sáng trắng xung quanh chúng ta trong thực tế là được tạo thành từ dải quang phổ có đủ các màu sắc từ màu đỏ đến tím. Theo đó ánh sáng quang phổ nào hấp thụ hay phát ra, sẽ tạo nên màu sắc theo kết quả đó. Hầu như tất cả kim cương đều chứa lẫn một chút phân tử tạp chất hay nguyên tử nguyên tố khác. Thường gặp nhất đó là nguyên tử ni-tơ tạo ra màu vàng (do nó hấp thụ quang phổ màu xanh). Nguyên tử Bo tạo ra màu xanh (do nó hấp thụ quang phổ vàng). Những màu sắc khác mà người ta thấy ở kim cương màu là do các tạp chất khác, chẳng hạn sự biến dạng của mạng tinh thể tạo ra kim cương hồng, hay sự biến đổi do sự bức xạ tạo ra kim cương xanh lá cây vv… Kim cương không có bất kỳ tạp chất của các phân tử khác thì hoàn toàn là không có màu.
Thế Giới Trang Sức