0932 77 11 99

Trang chủ>Chọn Đá Hợp Mệnh Mang Đến May Mắn>Khai Thác Kim Cương Và Những Điều Chưa Biết

Khai Thác Kim Cương Và Những Điều Chưa Biết

      Kim cương được biết đến như là loại đá quý có giá trị cao nhất. Một trong những nguyên nhân là do kim cương có độ cứng cao nhất so với tất cả các khoáng vật trong thiên nhiên (theo thang độ cứng khoáng vật Mohs). Đối với thang độ cứng Mohs chỉ ra mức độ chống trầy xước của khoáng vật khi vạch chúng lên nhau. Chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm này với khái niệm độ cứng va đập. Kim cương được thành tạo sâu trong lòng trái đất với nhiệt độ và áp suất rất cao. Kim cương là khoáng vật duy nhất trên trái đất được tạo thành bởi một nguyên tố hóa học là Carbon – C.

Trên thế giới, khoảng 20% sản lượng kim cương tên thế giới được dùng làm hàng trang sức, 80% kim cương kém phẩm chất hơn được sử dụng trong công nghiệp và các ứng dụng nghiên cứu Có khoảng 49% kim cương được khai thác ở Trung Phi và Nam Phi, mặc dầu một số lượng lớn kim cương cũng được tìm thấy ở Canada, Ấn Độ, Nga, Brasil, Úc. Hầu hết chúng được khai thác ở những miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất nơi mà áp suất và nhiệt độ cao làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể.

     Kim cương có chiết suất và độ tán sắc ánh sáng rất cao điều này mang lại cho chúng độ lấp lánh và độ lửa rất hấp dẫn khi kim cương được cắt mài hoàn hảo. Kim cương được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp (quang học, mũi khoan dầu khí,…) và được biết nhiều hơn cả là trong ngành trang sức.
Để hình thành một viên kim cương hoàn chỉnh phải trải qua một thời gian thành tạo rất dài và sâu trong lòng trái đất với điều kiện nhiệt độ và áp suất cực kỳ lớn. Không phải bất cứ ở đâu cũng có thể thành tạo nên kim cương. Kim cương hình thành trong đá gốc được biết đến với tên kimberlite và lamproite, quá trình dung nham lỏng theo các khe nứt phun trào lên mặt đất và bắt đầu nguội lạnh kéo dài tạo điều kiện cho kim cương kết tinh. Theo thời gian “phong hóa” (gió, mưa, dòng nước) kim cương tách rời khỏi đá gốc và được dòng nước đưa đi ra xa khỏi vị trí thành tạo ban đầu. Điều này cũng lý giải tại sao thường thấy các mỏ khai thác chủ yếu tại các vị trí họng núi lửa và các bãi lắng của sông, suối.

      Kim cương là loại khoáng vật duy nhất có thành phần cấu tạo là đơn nguyên tố với công thức hóa học là C (Carbon) cộng với một số nguyên tố vết (Ni…) và những nguyên tố vết này cùng với điều kiện thành tạo sẽ tạo nên màu cho kim cương. Khi nhắc đến kim cương thường ta nghĩ rằng chỉ có từ không màu đến hơi vàng\nâu. Nhưng trong thiên nhiên kim cương có rất nhiều màu sắc khác nhau từ đỏ, cam, lục, lam, hồng… những viên kim cương này gọi là kim cương màu (Fancy colored). GIA (Gemological Institute of America) phân màu kim cương thành hai hệ màu: Từ không màu D tới hơi vàng Z gọi là “D-to-Z scale”, các màu còn lại được gọi là kim cương màu “fancy colored”.
 

Giá trị kim cương được định dựa trên 4 tiêu chí: Màu (Color), Độ tinh khiết (Clarity), Độ cắt mài (Cut), Trọng lượng (Carat weight) hay còn gọi là tiêu chuẩn 4Cs. Đôi khi có người còn đánh giá kim cương theo tiêu chí 5C: ngoài 4C kể trên, còn có “cost” (giá cả), hoặc 6C với certification (giấy kiểm định, giấy chứng nhận của các công ty uy tín)

                                                                                                                                     Nguồn : SBJ

Các tin khác